Để xếp được một bố cục thật tự nhiên thì không gì bằng học hỏi từ chính thiên nhiên đúng không các bạn. Hãy cùng BOUaqua điểm qua 10 chi tiết thường xuất hiện trong thiên nhiên quanh ta để có những bố cục thủy sinh mới được thể hiện tốt hơn nhé.
Nhìn qua tưởng nhỏ mà soi kỹ thấy 2 người đàn ông đang đứng chụp ảnh mới biết quả núi to thật chứ không phải đùa. Một bố cục đá không thể dễ thương hơn cho bể cubic nhỏ chơi thảm nền.
Một viên đá cuội đủ lớn mà bạn chẳng may làm vỡ vẫn có thể xếp bố cục được ấy chứ nhỉ? Nhưng chắc hẳn để thể hiện được sự tự nhiên thì sẽ khó khăn lắm.
Một tảng đá bám rêu tự nhiên. Các bạn hãy chú ý không phải cứ lấy rêu đắp lên là xong đâu, nó còn liên quan đến thớ, rãnh của viên đá. Có những vị trí quá dốc hoặc thẳng đứng thì rêu sẽ không có xu hướng bám vào.
Khi xếp đá chúng ta hãy để ý tới các vân thớ nên xuôi theo chiều đồng nhất để thể hiện được quá trình phong hóa mạnh mẽ theo thời gian để lộ ra các cấu trúc bên trong của tảng đá.
Những nét phác thảo rất “chắc tay” của thiên nhiên dành cho bố cục Iwagumi. Đá dù nghiêng nhưng vẫn xuất hiện rất vững vàng nhờ phần chân được những khối đá nhỏ hơn chặn lại. Hình tượng một khối đá cao gầy lại phù hợp với yếu tố “chênh vênh” hơn.
Các thớ đá xuôi chiều và sắp xếp có trật tự thể hiện sự bào mòn khủng khiếp của gió qua thời gian.
Những thớ đá sâu có thể giữ lại bụi, đất đá bị cuốn theo những cơn gió, cơn lốc và nó sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng ít ỏi để một số loài cỏ có thể phát triển.
Những tảng đá ở sông, suối thường xuất hiện những vết hằn xoắn uốn lượn do sự bào mòn của nước.
Nếu bạn có những viên đá quá vuông vức, giống như những khối hộp vuông hoặc chữ nhật, đừng xếp thẳng, hãy xếp nghiêng xem sao.
Một bốc cục đơn giản có thể sử dụng đá cuội nhẵn để thực hiện
-BOUaqua-