Nét độc đáo, một chút phá cách luôn có sức hấp dẫn rất riêng không chỉ với những ai yêu thích thú chơi thủy sinh, cá cảnh. Một bố cục vừa đảm bảo không gian thoáng đãng cho cá bơi lội vừa dễ chăm trồng (hơn những bể thủy sinh trồng nhiều cây khác) vừa đảm bảo cả không gian xanh phía trên mặt bể.
Thật tuyệt vời đúng không các bạn, hãy xem video sau để cùng học hỏi các bước setup của tác giả và biết đâu bạn lại tìm thấy điều gì mới mẻ cho riêng mình.
0:35
Tác giả chuẩn bị một bể 45x30x30, đây là một kích thước không quá nhỏ, khá xinh xắn và không khó khăn trong quá trình xử lý nước như bể thủy sinh thông thường (một bể thủy sinh nhỏ sẽ khó cân bằng và ổn định hơn so với bể có kích thước lớn)
0:42
Dán lũa lên thành bể bằng keo silicon. Bằng cách này tác giả thể hiện sự “lơ lửng” của lũa góp phần tạo nên nét độc đáo cho bố cục.
1:25
Tác giả trải sỏi sẫm màu xuống đáy bể. Các bạn cũng có thể sử dụng cát nếu muốn, tuy nhiên BOUaqua đánh giá cát khá bí và dễ trở thành nơi tích tụ rác thải, khởi nguồn của các loại mầm bệnh nếu không được vệ sinh đúng lúc.
2:32
Rêu marimo và ráy nana được lựa chọn cho khu vực ngập nước. Với 2 loại này các bạn sẽ đỡ được rất nhiều công chăm sóc. Nếu các bạn muốn chúng phát triển tốt thì hãy đảm bảo chất lượng và bổ sung một chút xíu phân nước định kỳ nhé.
4:05
Phần thực vật phía trên mặt nước các bạn có thể tùy ý lựa chọn theo ý thích, chú ý ưu tiên các loài bán cạn nhé.
5:25
Bể nhỏ tất nhiên sẽ phù hợp với các loại phụ kiện bé nhỏ, xinh xinh nhưng nếu có thể BOUaqua vẫn khuyên các bạn đầu tư một chiếc lọc thùng để đảm bảo chất lượng nước được ổn định lâu dài.