BOUaqua.com

Grand prize IAPLC 2018 – Hinorori Handa

Khi xưa người ta thường đặt những sản phẩm nhân tạo vào hồ cá để trang trí như ngôi nhà, bức tượng người, tượng thú… còn thủy sinh thì cố gắng đẩy lùi những thứ đó để mang lại giá trị tự nhiên cao nhất cho tác phẩm. Qua thời gian, những sản phẩm nhân tạo lại dần xuất hiện trong hồ nhưng dưới một hình thức khác để mô phỏng tự nhiên (dán đá, ghép lũa…) và chắc chắn những yếu tố đó sẽ lại một lần nữa bị đẩy lùi theo thời gian.

Bể thủy sinh đơn giản trong chăm sóc, hiệu quả trong trang trí

Có thể coi đó là những yêu cầu thường thấy của những người muốn chơi bể thủy sinh. Khi sử dụng dịch vụ hay khi tự làm bể thủy sinh thì khâu chăm sóc, bảo dưỡng rất được chú trọng và yếu tố đơn giản luôn được đề cao. Bouaqua xin được giới thiệu một mẫu bể thủy sinh có thể coi là đã đạt được 2 tiêu chí này.

Thủy sinh phong cách tự nhiên của Takashi Amano

Takashi Amano và ADA đã tạo ra một con đường riêng cho làng thủy sinh thế giới, đó là thủy sinh phong cách tự nhiên (nature aquarium). Tự nhiên ở đây là dựa theo bố cục của thiên nhiên, cây cối mọc theo đúng nhu cầu cũng như môi trường của chúng. Ngoài ra còn các yếu tố như độ bền của bố cục cũng như sự thư thái của cá cũng được chú trọng. Tất cả những điều đó đều lấy thiên nhiên làm gốc.

Một hồ thủy sinh bố cục đá đơn giản

Nếu bạn ưa thích phong cách đơn giản thì đây là một ý tưởng đáng lưu tâm. Tác giả đã bỏ qua các quy luật thông thường của một hồ thủy sinh: cây hậu cảnh cao hơn ngọn đá chính; bụi cỏ nhật cao và to ngang ngửa với bộ đá; nền tiền cảnh mấp mô, không được dàn đều.

Hồ nhỏ kết hợp hai sắc cam – xanh

Cách sắp xếp đá tạo nên một khung cảnh hiểm trở đồng thời cũng xóa đi cảm giác nhỏ nhắn của kích thước hồ. Đây có thể là một hồ cubic 30, rất thích hợp để trong phòng khách nhỏ, tạo khoảng xanh mát cho không gian đô thị.