Một sản phẩm rất đình đám của ADA, mở ra kỷ nguyên mới cho đèn led thủy sinh. Không ai có thể chối cãi về tác dụng của đèn led đối với cây thủy sinh nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Qua bài viết này, bouaqua muốn giới thiệu tới các bạn về quang phổ của đèn Aquasky, đây sẽ là một gạch đầu dòng quan trọng cho nhưng ai đam mê nghiên cứu về đèn led.

Aquasky đã thành công bởi 3 lý do. Một phần bởi thiết kế theo phong cách “trong suốt” và đơn giản, rất đồng bộ với các sản phẩm, phụ kiện thủy sinh khác của ADA. Lý do thứ hai là tính thời sự đối với công cuộc bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu, nhất là đối với Nhật Bản. Lý do cuối cùng và cũng là lớn nhất, đó là tính hiệu quả đối với các thực vật thủy sinh trong hồ. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về lý do thứ 3, cụ thể là về dãy quang phổ của đèn led ADA Aquasky.

Qua biểu đồ so sánh trên ta có thể thấy màu sắc của Aquasky 601 “đậm” hơn 301 đôi chút. Có lẽ vì sử dụng cho hồ có thể tích lớn hơn chăng? Tiếp tục đi sâu vào cấu tạo của mắt led, chúng ta sẽ thấy có những thông tin khá hữu ích và “tình cờ”.




Hiện nay tại thị trường Việt Nam khá dễ kiếm loại led 5630, tuy nhiên đó có phải là sản phẩm của Samsung hay không mới là vấn đề. Vì thông số kỹ thuật của các loại led 5630 trên thị trường hiện không có nhiều nên để tự nghiên cứu chế tạo được một sản phẩm đèn led mô phỏng Aquasky bằng led 5630 thì vẫn còn là một vấn đề khá nan giải. Qua bài viết này bouaqua hy vọng con đường chinh phục led 5630 cho thủy sinh sẽ bớt chông gai hơn chút ít. Chúc các bạn thành công.
Nguồn:
http://www.1023world.net/blog/…
http://www.1023world.net/blog/…
Theo tôi được biết , bức xạ nhiệt nhìn thấy được đều tập trung ở khoảng 380 nm đến 760 nm, riêng ánh sáng LED tập trung hầu như chỉ ở phần này , nghĩa là ở khu vực quang phổ xanh dương, xanh lá, 1 phần đỏ, 1 ít vàng,… chứ khg là đặc tính riêng của 1 thuơng hiệu chip LED nào cả.
– Bài PR này là do người viết cố lập lờ để đánh lừa người tiêu dùng hay thật sự khg biết ?????
Xin cảm ơn bạn đã góp ý.
Đây là bài dịch và tổng hợp từ một trang web của Nhật Bản (link nguồn) đã từ rất lâu rồi. Mục đích của bài viết khi đó là nguồn tham khảo thêm cho những ai thích nghiên cứu chế đèn led cho bể thủy sinh.
Thời gian qua đi, nhiều điều cũng thay đổi, có những cái vẫn đúng, có những cái đã sai và bouaqua luôn cố gắng để bắt kịp những thay đổi này. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng học tập là một quá trình không có hồi kết.