BOUaqua.com

Bố cục thủy sinh đối với người mới

Mỗi người chơi (và cả người xem) bể thủy sinh đều có những góc nhìn và quan điểm khác nhau về cái đẹp của bể. Thứ thường được mang ra để bình luận, so sánh là độ căng đẹp của cây trồng và bố cục của bể. Độ căng, mướt của cây thủy sinh trong bể là do sự chăm sóc của người chơi và bố cục là do óc thẩm mỹ và một chút năng khiếu nữa.

“Yakusugi’s king and his throne of rock” – bể thủy sinh hạng 206 IAPLC 2011

Một tác phẩm cũ, đã tham gia và đạt hạng 206 tại cuộc thi bể thủy sinh IAPLC năm 2011. Có thể nhiều người đã quên tác phẩm này vì độ ấn tượng không quá mạnh nhưng những giá trị, những bài học mà người xem rút ra được thì vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian.

Bố cục thủy sinh đừng quá lệ thuộc vào lũa

Một bố cục bể thủy sinh được tạo nên bởi nhiều nguyên liệu, ngoài cây trồng là yếu tố đương nhiên thì còn có đá và lũa. Đối với một bố cục thủy sinh sử dụng lũa thì đây chỉ là nguyên liệu tạo nên bộ khung sườn, cây trồng mới chính là phần “thịt” làm cho bố cục trở nên hoàn thiện

Sử dụng đá mỏng cho bố cục thủy sinh

Như đã từng đề cập trong một bài viết trước, việc sử dụng đá dạng lát mỏng trong bể thủy sinh luôn tỏ ra rất lợi hại, nhất là đối với những bể treo tường vốn có độ rộng khiêm tốn. Trong bài viết này bouaqua xin được giới thiệu hình ảnh của một hồ khác có sử dụng đá mỏng để tạo bố cục núi non hùng vĩ.

Ngắm những bể thủy sinh từ thập kỷ trước

Trải qua một hành trình dài, thủy sinh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Những cuộc thi xuất hiện nhiều hơn nhằm tìm kiếm những tác phẩm thật sự ấn tượng. Những nhà cung cấp, thương hiệu thủy sinh cũng lần lượt ra đời, mang đến cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng với mức giá cạnh tranh. Nhờ những yếu tố ấy thú chơi thủy sinh đã được phổ cập một cách nhanh chóng.

IAPLC 2015

IAPLC 2015 đã thu hút 2545 bài dự thi đến từ 69 quốc gia và vùng lãnh thổ. ADA nói chung và IAPLC nói riêng năm nay có 2 sự kiện lớn: Không tổ chức NA party và sự ra đi của ngài Takashi Amano, tuy nhiên những điều đó không làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của giải này. Bouaqua xin được điểm qua một số bố cục đẹp và top 27 bài dự thi năm nay.

Hardscape hay Biotope?

“Hardscape” (hay bouaqua gọi là “bố cục thô”) là phần xương của bố cục một bể thủy sinh. “Biotope” là tên một thể loại hồ cá cảnh mà ở đó người chơi có xu hướng sắp xếp đá lũa theo hình thức mô phỏng khung cảnh dưới nước.

Sử dụng đá cuội trong bố cục

Đá cuội có đặc điểm dễ nhận thấy nhất là tròn, nhẵn, ít vân thớ, không có góc cạnh do đó rất khó để có thể xây dựng được một bố cục đá nhiều chi tiết. Tuy nhiên không phải vì thế mà đá cuội không xuất hiện trong hồ thủy sinh, cùng chiêm ngưỡng một số bố cục dưới đây để xem tác giả đã làm như thế nào.