BOUaqua.com

Amonia và nitrit độc hại như thế nào?

Những kiến thức rất hữu ích với người chơi cá cảnh nói chung và thủy sinh nói riêng. Có thể nói đây là những gạch đầu dòng cơ bản mà tất cả chúng ta cần nắm rõ để có thể hiểu đúng và có cách xử lý chính xác khi gặp vấn đề. Bouaqua xin phép chia sẻ và biên tập lại đôi chút cho các bạn tiện theo dõi.

Một trong những tác dụng của lọc vi sinh là chuyển hoá amonia và nitrit thành dạng không độc. Vậy amonia và nitrit độc với động vật thủy sinh như thế nào?

Amonia

Amonia trong nước cao dẫn đến việc động vật thủy sinh không thể bài tiết amonia ra khỏi cơ thể (bạn đọc có thể hiểu đơn giản ví dụ như nước chảy từ cao xuống thấp, nếu A cao hơn B thì chắc chắn nước không thể chảy từ B sang A). Từ đó làm amonia tích tụ trong cơ thể dẫn đến việc trúng độc amonia (giống việc người bị hỏng thận, không thể bài tiết amonia ra khỏi cơ thể và sẽ dẫn đến trúng độc amonia nếu không chạy thận). Amonia trong máu và các mô tăng làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài. Amonia cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.

Còn nếu ở nồng độ không gây chết thì sẽ làm động vật thủy sinh khó hoặc không phát triển, khó sinh sản, giảm miễn dịch.

Nitrit

Nitrit tác động đến hệ thống tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của động vật, là chất gây độc làm giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Nitrit kết hợp với hemoglobin oxy chuyển Fe2+ của Hb thành Fe3+ hemoglobin dạng này được gọi là methehemoglobin (MetHb). Điều này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, với nồng độ cao cũng có thể gây chết do ngạt oxy. Còn với nồng độ chưa đến ngưỡng chết thì tác động với động vật thủy sinh giống như amonia.

cá cảnh thủy sinh bị chết
Amonia và nitrit tác động như thế nào đến động vật thủy sinh?

Nguồn: https://www.facebook.com/…

Để lại bình luận