Tiếp nối bài viết dinh dưỡng cho cây thủy sinh
Những chất vi lượng này chỉ được tiêu thụ ở lượng cực nhỏ và thường được gọi là các “nguyên tố vi lượng”. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa để duy trì đời sống và có tính chất sống còn đối với sức khỏe của cây.
Bo
Bo được cây hấp thu dưới dạng bo-rat (BO3 3-) và cần thiết đối với chức năng của màng tế bào, sự tăng trưởng của rễ, chuyển hóa cac-bon hy-drat, ổn định thể chất và ra hoa. Các loại phân bón thường chứa bo dưới dạng bo-rat hay borax (bo-rat na-tri) và cũng hiện diện trong hầu hết nguồn nước máy. Thông thường, việc thiếu bo ít khi xảy ra trong hồ thủy sinh và không cần phải bón thêm.
Sắt
Sắt là chất vi lượng quan trọng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo enzyme và tổng hợp chất diệp lục. Cây hấp thu sắt qua cả rễ lẫn lá. Về khía cạnh dưỡng chất, sắt có ích cho cây dưới dạng Fe2+, mặc dù khi có sự hiện diện của ô-xy nó chuyển sang dạng Fe3+, mà cây tiêu thụ rất khó. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng dị hợp chất hay i-on dị hợp chất (dị hợp chất là chất hữu cơ hòa tan kết hợp với kim loại và ngăn cản sự hình thành phân tử lớn hơn qua quá trình ô-xy hóa). Dị hợp chất phổ biến nhất dùng trong các loại phân bón là EDTA, mà chúng thường được sử dụng để cung cấp dị hợp chất của sắt (FeEDTA). Sau đó, Fe2+ được nhả ra từ từ bởi dị hợp chất của sắt và được cây hấp thu.
Mặc dù sắt – hay dị hợp chất của sắt – được tiến cử một cách mạnh mẽ như loài loại phân bón chủ chốt, chúng có sẵn rất nhiều trong nền đa dưỡng và nền đất trồng cây. Sắt và dị hợp chất hữu cơ tự nhiên kết hợp với nền nghèo ô-xy sẽ đảm bảo sắt luôn hiện diện dưới dạng hữu ích cho cây. Phần lớn phân bón thủy sinh chứa sắt và dị hợp chất, và nên luôn được sử dụng trong hồ thủy sinh không dùng nền đất trồng cây.
Clor
Clor được cây hấp thu dưới dạng clo-rid i-on (Cl-) và được sử dụng cho việc thẩm thấu, cân bằng i-on và cả quang hợp. Clo-rid thường có đủ trong nước máy (thậm chí cả sau khi khử clor) và không phải là vấn đề về dinh dưỡng đối với cây.
Nic-ken
Cây thủy sinh hấp thu nic-ken dưới dạng i-on (Ni2+) với liều lượng cực nhỏ trong việc sản xuất các enzyme u-rê (mà chúng phân hủy các hợp chất u-rê thành ammonia). Chất này thường hiện diện trong nước máy và đất trồng cây hay trong nền đa dưỡng. Việc thiếu hay thừa nic-ken không xảy ra đối với hầu hết các hồ thủy sinh.
Đồng
Cây hấp thu đồng dưới dạng i-on (Cu2+) từ cả nước lẫn nền, mặc dù a-xit humic và chất hữu cơ trong nền kết hợp với đồng và những kim loại khác khiến chúng vô dụng đối với cây. Đồng là thành phần chủ chốt của enzyme mà chúng cần thiết cho quá trình hô hấp, nhưng cây chỉ cần nó với một lượng rất nhỏ. Việc bón thêm đồng là không cần thiết với cây, nhưng bởi vì chúng không thể điều khiển được liều lượng cần thiết nên chúng đơn giản hấp thu hết liều lượng sẵn có. Nếu chúng hấp thu quá nhiều thì sẽ dẫn đến nhiễm độc kim loại, thường là xuất hiện những đốm nâu và vỡ tế bào. Đồng đôi khi được dùng để điều trị tảo và ký sinh vì vậy hãy sử dụng chúng một cách cẩn trọng.
Nồng độ đồng an toàn tối đa trong nước cao hơn ở cá rất nhiều: 1.3 ppm (phần triệu, tương đương với mg/lít) so với cá 0.02 ppm. Vì lý do này, cây là nguồn hấp thu đồng quan trọng trong hồ thủy sinh, nồng độ đồng có thể ở mức nguy hiểm cho cá nếu sử dụng nước máy. Cây thủy sinh đôi khi được sử dụng chuyên vào mục đích loại bỏ đồng và các kim loại độc hại khác.
Măng-gan
Cây hấp thu măng-gan dưới dạng i-on (Mn2+) qua cả lá lẫn rễ. Chúng kích hoạt các enzyme dùng trong việc chế tạo chất diệp lục và quá trình quang hợp. Cây cần một lượng măng-gan tương đối nhỏ, nhưng vẫn là chất vi lượng rất cần thiết. Trong hầu hết trường hợp, mang-gan có đủ trong nước máy nhưng bón phân nước để đảm bảo cây không bị thiếu chất này.
Molyp-đen
Molyp-đen là một dưỡng chất quan trọng đối với cây thủy sinh. Nó là thành phần của một enzyme mà cây sử dụng để chuyển nitrate (NO3-) thành ammonium (NH4+) cần cho việc tổng hợp chất đạm, và đặc biệt quan trọng với môi trường nước cứng khi mà có rất ít hay hoàn toàn không có ammonium hiện diện như là nguồn ni-tơ. Cây hấp thu molyp-đen dưới dạng molyp-đat (MoO4 2-). Chất này có sẵn trong nước máy nhưng có thể bón thêm trong nền, phân viên nén hay phân nước để đảm bảo có đủ trong hồ thủy sinh.
Kẽm
Kẽm là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe chung của cây, là thành phần của nhiều enzyme và tham gia vào sự hình thành chất diệp lục. Kẽm được hấp thu dưới dạng i-on (Zn 2+) thông qua rễ và lá. Ở nồng độ cao, nó độc hại với cả cây và cá, mặc dù việc sử dụng phân nước một cách cẩn trọng sẽ không xảy ra điều này. Nước máy, phân nước hay nền đa dưỡng thường có đủ chất này.
cảm ơn Bouaqua :v