Bản thân mình vẫn luôn luôn khuyến khích anh em cố gắng tạo môi trường cân bằng về ánh sáng, dinh dưỡng và co2 trong hồ thủy sinh, và hạn chế tối đa sử dụng chiến tranh hóa học để trị rêu hại. Nhưng trong 1 số trường hợp bất đắc dĩ nên việc tạo ra và duy trì 1 hồ cân bằng ổn định là rất khó. Mình viết bài này tặng những anh em đang và sẽ gặp vấn đề nhức đầu với rêu hại – kẻ thù truyền kiếp của hồ thủy sinh
Việc dùng thuốc hóa học để trị rêu là không tự nhiên và luôn đi kèm với những rủi ro lớn, anh em suy xét kĩ trước khi sử dụng và tự chịu trách nhiệm về quyết định của bản thân mình nhé.
Phương pháp này mình có kết hợp nhiều mẹo và kiến thức lượm lặt trong nhiều năm chơi thủy sinh, đặc biệt là pp One-two punch, mình đã thử nghiệm thành công nhiều lần với tổn thất hầu như rất ít. Mình tạm gọi nó là Easy Combo – phương pháp diệt rêu hại EC.
1. Những hồ có thể suy xét dùng phương pháp này
– Những hồ bị rêu hại quá nặng, từng ngóc ngách hồ bị bám rêu hại
– Những hồ quá to để xịt xi lanh diệt rêu đến từng chổ
– Những hồ bị nhiều loại rêu hại cứng đầu mà không diệt nổi bằng excel hay cidex
– Những hồ KHÔNG nuôi nhiều loại cây, cá, tép mắc tiền, nhạy cảm
2. Những hồ KHÔNG nên dùng
– Hồ có nuôi cá, tép, cây mắc tiền, nhạy cảm
– Hồ đang ổn định, chỉ bị rêu hại nhẹ, có thể ngắt bỏ lá nhiễm rêu hay đợi rêu hại tự mất dần
3. Cách làm
– Bước 1: bạn dùng dung dịch Oxi già 10 thể tích (3%) mua dễ dàng và rẻ tiền ở các tiệm thuốc tây, bạn có thể tắt lọc, quạt, co2… rồi lấy 1 đến 1,5 ml oxi già này cho mỗi 1 lít hồ (hồ 100 lít thì cần cỡ 100 đến 150ml oxi già), bạn dùng xi lanh xịt vào những chổ rêu hại cứng đầu, đợi 5 phút sau bạn bật lọc hết công xuất, nếu có lọc váng hay lọc nào dư thì cứ gắn vào chạy để dòng chảy đưa oxi già đi hết bể trong vào 15 phút nũa. Sau 15 phút bạn thay nước cỡ 50% nước hồ, nếu hồ không có cá tép thì có thể thay đến 60-70%. Nếu lười các bạn có thể đổ hết lượng oxi già vào rồi bật lọc tối đa trong 15 phút, bỏ qua bước xi lanh cũng được. Mục đích của bước 1 này là oxi già cực kì hiệu quả khi diệt rêu đốm xanh, mảng xanh, tảo lam… và nó làm cho những loại rêu hại khác trở lên cực yếu để sẵn sàng cho bước 2.
– Bước 2: dùng excel, carbon liquid của thủy mộc, cidex pha loãng… hay những chất có chứa glutaral. Những loại rêu hại trong hồ hiện đang trong tình trạng rất dễ bị diệt bởi glutaral có trong excel và cidex. Sau khi thay nước, bạn bật lọc vào tiếp tục cho vào hồ 1ml đến 1,2ml excel hay cidex pha loãng cho 10 lít hồ (siêng thì có thể tắt lọc rồi dùng xi lanh xịt thẳng vào chổ bị rêu hại). Những hồ nào đã lườn thuốc excel thì có thể tăng liều đang dùng.
Sau 2 bước trên, bạn không thay nước 1 2 ngày và quan sát xem rêu hại đã sạch sẽ hay chết và biến mất dần chưa. Hầu hết các hồ sẽ thấy hiệu quả ngay, những hồ mình trị gồm cá neon, hồng mi, bút chì, tép đỏ… chưa bao giờ chết 1 con, nhưng cũng hên xui vì không phải hồ nào cũng may mắn vậy. 1 số hồ khác thì cây hơi yếu đi trong vòng vài ngày. Nếu rêu hại còn nhiều, bạn có thể làm lại 1 lần nữa sau 1 2 tuần.
QUAN TRỌNG: sau khi thành công thì bạn nên xem lại lý do hồ mình bị rêu hại để khắc phục triệt để, tránh tái bùng phát.
Chúc anh em thành công trong cuộc chiến với rêu hại của mình.
Quang Nguyen Van: Chum den cach nay dc khong ban?
Phạm Thành Văn: Ngon lành luôn bạn
Nguyễn Đăng Toàn: Hồ này của bố mẹ em chắc chỉ theo đc cách này a nhỉ. Vs cả em ko đầu tư đc co2 vs phân nền. Rêu tảo lên ác quá. Em để vậy đc hơn năm rồi.
Phạm Thành Văn: E k co co2 thì khi diệt xong rêu hại e nhớ giảm bớt đèn và siêng thay nước hơn.
Nguyễn Đăng Toàn: Nếu ko mua đc các hoá chất ở bước 2 thì có hiệu quả ko hả a?
Phạm Thành Văn: Được 40-50% e.
Chiến Trần: Khi sử dụng bước 1, 2 mình có cần để đèn hay tắt đèn vậy anh?
Phạm Thành Văn: Đèn k ảnh hưởng, chỉ để quan sát thôi e
Nam Tran: Bác cho em hỏi là làm bước 1 xong thì làm tiếp luôn bước 2 hay phải đợi đến hôm sau mới làm tiếp bước 2 vậy bác Phạm Thành Văn
Phạm Thành Văn: Làm luôn bạn
Huy Nguyễn: Anh.. làm sao để hạn chế rêu bám kính vậy ạ.. e vừa lâu hôm trước xong 1 2 hôm sau lại tái phát ạ 🙁
Phạm Thành Văn:
1. E thay nước giảm no3
2. Tăng kH nếu pH dưới 6.5, tăng co2 nếu pH trên 6.5
3. Trồng nhiều cây
Tác giả: https://www.facebook.com/SteveThanhVan
Nguồn: https://www.facebook.com/…
hồ của e có trồng bè thuỷ sinh: thuỷ trúc, cỏ vetiver, bèo. Vậy e có áp dụng được theo cách này k ạ?
“bè thủy sinh”? Nghĩa là bạn trồng trong một cái hồ lớn ngoài trời ấy à?
Cách này chỉ sử dụng cho những bể thủy sinh nhỏ đặt trong nhà, cỡ vài trăm lít thôi, chứ với hồ lớn ngoài môi trường thì tất cả sẽ khác, phương pháp này e là không khả thi. Mặt khác tiền nguyên liệu cũng rất tốn kém nữa 😀
E làm giống vậy nhưng 300ml cho 100lit nuoc thay nước 80% thay 2 ngay lien tiep luon ma sao giờ nước sao đục ak cây có dấu hiệu rữa lá nữa huhu chắc xong roi
Như tác giả đã nói thì hồ 100L nước chỉ xài cỡ 100~150ml oxi già thôi, trường hợp của bạn xài tới 300ml thì đã gấp đôi liều lượng khuyến cáo rồi, để lại hậu quả là điều tất yếu.
Bạn liên hệ thông tin tác giả ở cuối bài viết nếu muốn tham khảo thêm cách xử lý nhé.
e chơi rêu mà dính tảo nâu , cách này có trị được tảo nâu không bác
Chào bạn, hồ bạn chơi rêu thì hơi nhạy cảm, có lẽ không phù hợp với phương pháp này.
Ngoài ra rêu nâu cũng là loài dễ trị thôi mà, bạn tham khảo bài viết dưới nhé:
http://bouaqua.net/tao-nau-trong-be-thuy-sinh-diatom-brown-algae/
Mình dùng thay cidex, liquid carbon bằng J-doctor được không bạn
Đây là bài viết chia sẻ lại nên bạn có thể hỏi tác giả (link facebook ở cuối bài viết sẽ rõ hơn)
Còn theo BOUaqua thì bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm khác được, tuy nhiên hiệu quả sẽ khác nhau đó