BOUaqua.com

Green Aqua – Bể 180cm trồng cỏ giấy với phương pháp ươm cạn

Một bể đá 180cm với cỏ giấy rất hoành tráng tại Green Aqua, sự tương phản màu sắc cực mạnh giúp cho bể toát lên được sức hút rất riêng. Với phân nền Tropica, đá Seiryu và duy nhất một loại cỏ giấy (Utricularia Graminifolia) trong bể, hãy xem tác giả setup như thế nào nhé.

1:52

5 bước với phương pháp ươm cạn:

  1. Vào nền, trồng cây
  2. Phun nước giữ ẩm cho cây, thêm một chút nước vào bể để tăng độ ẩm
  3. Che bể giữ ẩm bằng nilon trong suốt (màng bọc thực phẩm). Chừa lại một phần ở mép trước bể cho thông thoáng (1~2cm)
  4. Chờ 2~4 tuần. Xịt ẩm hàng ngày. Mở tấm che bể 5~10 phút mỗi ngày.
  5. Vào nước đầy bể

2:10

Có 2 loại đá Seiryu ở đây, loại sáng màu và tối màu. Tác giả lý giải loại có màu sáng do có một lớp canxi phủ bền ngoài. Nếu ta sử dụng axit phủ lên để đánh tan lớp canxi thì nó sẽ có màu sẫm gần giống loại tối màu.

2:47

Có thể thấy đá Seiryu khá cứng, khó phá vỡ và như vậy sẽ khó tạo được hình dáng mong muốn (có nét tương đồng với đá kẹp kem, đá tai mèo ở mình)

Plantahunter Natural Gravel Baikal

2:58

Một loại đá dăm trải nền (Plantahunter Natural Gravel Baikal) đang được làm sạch khỏi bụi nhỏ bằng cách cho vào xô, đổ từ trên cao xuống để gió thổi bớt bụi đi (rất giống quạt thóc ở mình).

Bước đơn giản này sẽ giúp giảm bớt bụi trong bể cũng như rút ngắn thời gian làm trong nước.

3:43

400kg đá Seiryu đã được chuẩn bị, đó là một con số không hề nhỏ, vì vậy các bạn nhớ kê bể thật cẩn thận và chắc chắn nhé. Ngoài ra việc chuẩn bị đá dư một chút sẽ giúp quá trình setup bố cục được thoải mái và dễ dàng hơn

sắp xếp bố cục đá nhỏ Seiryu

4:45

Với việc định hình trước về bố cục các viên đá nhỏ đã được tác giả sắp xếp trước tiên. Các bạn có thể thấy giống như một bờ kè đá, nó sẽ giúp phân nền phía sau không bị xô về trước do bố cục sẽ có độ dốc khá lớn.

Đá dăm nhỏ được bổ xung vào chân đá để trông tự nhiên hơn cũng như giá cố cho dãy đá vững chắc hơn. Các bạn có thể tận dụng các mảnh vỡ khi đập nhỏ đá lớn hoặc đơn giản là đập nhỏ những viên đá thừa để có nguyên liệu này.

6:17

Hãy để ý đến chiều cao của thảm nền mà bạn định trồng. Trong trường hợp này là 5~6cm với cỏ giấy, dựa vào đó tác giả sẽ có kế hoạch cho độ cao của từng viên đá, đảm bảo đá không bị biến mất khi cây trồng mọc cao.

hoàn thành hardscape với đá Seiryu

7:39

Tác giả đã được góp ý một số chi tiết cho khe núi ở giữa bố cục. Việc thêm đá dăm hoặc một số viên đá lớn giúp khe núi trở nên tự nhiên hơn. Ở điểm cuối của khe núi cần có một viên đá chặn để bố cục không bị “hẫng”. Nó giống như việc chuyển hướng của con đường sang một bên vậy.

10:08

Việc mở tấm che mặt bể ít nhất 1 lần hàng ngày giúp không khí tù đọng có thể thoát ra và CO2 từ bên ngoài (trong không khí) có thể tràn vào dễ dàng.

trồng cỏ giấy vào bể thủy sinh

10:46

Sau 2 tuần, mọi chuyện nói chung là ổn trừ một vài khóm cỏ giấy bị rữa và tác giả tiến hành bổ sung ngay.

11:00

Khí CO2 được bổ sung trực tiếp vào hồ để cải thiện phần không khí tù đọng, nâng cao nồng độ CO2 cho cây trồng. CO2 nặng hơn không khí nên các bạn không cần quá lo lắng vấn đề hồ che không kín CO2 sẽ bị thất thoát nhé.

cỏ giấy phát triển trong bể thủy sinh

12:02

Do cỏ giấy thuộc dòng bắt mồi nên dinh dưỡng chính của chúng sẽ đến từ việc bắt và phân hủy các sinh vật phù du trong nước. Tác giả khuyên chỉ cần châm thêm K là đủ.

4/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận