BOUaqua.com

Một hồ 60cm với đá và trân châu ngọc trai

Nhật ký hồ “Island Shore” của thành viên Chris Jackson, diễn đàn UKAPS.org. Qua hồ này, bouaqua muốn giới thiệu với các bạn cách tác giả xử lý bố cục đá và trồng trân châu ngọc trai như thế nào. Đã từng có kinh nghiệm 9 năm với một hồ 120cm, lần này tác giả muốn chơi một hồ nhỏ hơn để có thể đầu tư những phần cứng tốt nhất.

Kích thước 60x30x45 (81L)
Đèn ADA Aquasky 602
Nền Aquasoil Amazonia
Power Sand
Phân nước và doping đủ bộ của ADA
Lọc Eheim Experience 250T
Danh sách cây 1. Eleocharis sp (ngưu mao chiên lùn)
2. Eleocharis parvula (ngưu mao chiên cao)
3. Micranthemoides ‘Monte-Carlo’ (trân châu ngọc trai)
sắp xếp bố cục đá
Sắp xếp bố cục đá

Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị, tác giả cắm rất nhiều cây, đây là một cách khởi đầu mà nhiều người cần lưu ý, vừa hạn chế được dinh dưỡng thừa vừa rút ngắn thời gian cây trồng phủ kín bể. Trước khi cắm cây tác giả đã để hồ chạy không trong 3 tuần, thay nước 70% mỗi tuần (theo lời khuyên của The Green Machine – cũng là nơi tác giả mua cây cấy mô cho hồ này)

cắm cây vào hồ thủy sinh 60cm
Cắm rất nhiêu cây cho một sự khởi đầu tốt

Ngày thứ 8, tác giả vào nước đầy hồ sau khi khởi đầu bằng phương pháp ươm khô (dry start method). Và đây là cách tác giả xử lý đá, nhìn từ phía trước các tảng đá có vẻ to nặng cồng kềnh nhưng thực ra chúng đều là đá phiến mỏng. Vấn đề này đã được thành viên Truongthinh đề cập trên diễn đàn ABV. Hồ này tác giả sử dụng loại đá mỏng ở địa phương thường được dùng để trang trí trong vườn, sử dụng đá mỏng giúp tạo được bố cục nhiều lớp trong hồ có độ rộng hạn chế mà vẫn có không gian để trồng cây.

sử dụng bố cục đá mỏng trong hồ thủy sinh
Sử dụng đá mỏng để bố cục sẽ có thêm không gian trồng cây
hồ thủy sinh nhìn từ phía trước
Nhìn từ phía trước khó có thể nhận ra đá mỏng

Ngày thứ 10, rêu hại bắt đầu xuất hiện, tác giả sẽ bổ sung cá Otto và tép Yamato, kết hợp với loại bỏ bằng tay, đồng thời thay 40% nước hàng ngày – khởi đầu tốt cho một cuộc kháng chiến.

rêu hại trên đá trong bể thủy sinh
Rêu hại bắt đầu xuất hiện

Ngày thứ 13, thảm trân châu ngọc trai đã lột xác, khó có thể tưởng tượng nổi tốc độ phát triển có thể nhanh đến thế. Đó là sức mạnh kết hợp của ADA Green Step 1, Brighty K, Green Bacter và CO2. Tác giả giữ độ pH của hồ ở khoảng 6,7.

trân trâu ngọc trai trong bể thủy sinh
Trân châu ngọc trai phát triển rất mạnh
hồ thủy sinh một tháng tuổi
Hồ 31 ngày tuổi

Ngày thứ 15, nhận thấy lá trân châu ngọc trai có hiện tượng nhạt màu, viền lá vàng, phán đoán hồ thiếu Nitơ hoặc hàm lượng Nitơ trong nước máy đầu vào thấp nên tác giả quyết định thêm một nhúm KNO3 sau mỗi lần thay nước. Hàng ngày vẫn duy trì bổ sung ADA Green Step 1 và Brighty K.

buộc rêu riccia vào lưới
Đây là cách tác giả đưa rêu ricca vào hồ

Khi hồ đã đạt được mức phát triển mạnh mẽ, tác giả đo các thông số nước và nhận thấy pH ở mức 6,45 khi bật đèn và hạ xuống 6,3 khi tắt đèn, trước đây tác giả duy trì pH ở mức 6,7 rõ ràng là chưa đủ.

hình ảnh hồ thủy sinh 60cm hoàn thiện
Hình ảnh hoàn thiện

Nguồn: http://www.ukaps.org/…

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận