BOUaqua.com

Quang Phạm – BIOTOPE HAY Bể cá sinh cảnh

BOUaqua xin được đăng lại nguyên văn bài viết:

( bài viết không đề cập đến cá biển – vì nó có hẳn một chuyên trang Marine dành cho ae yêu thích Đại dương )
Chắc nhiều ae cũng hiểu sơ sơ – nhưng còn nhiều người bỡ ngỡ.
Về định Nghĩa tham khảo: biotope-aquarium.info

Quote: “ Thoạt nhìn, một số hồ cá có vẻ như là một biotope, tuy nhiên, chúng có thể được coi là như vậy chỉ một phần. Hãy xem xét ví dụ:

1. Trong một hồ cá địa lý * sinh vật dưới nước được lựa chọn bởi thuộc một khu vực, mà không ràng buộc để một sinh cảnh nhất định và điều kiện môi trường. Ví dụ: một hồ cá cho những con cá lớn từ vùng nước của sông Amazon hoặc hồ cá cho các loài cichlid từ Hồ Tanganyika.

2. Trong một hồ cá sinh thái * sinh vật dưới nước được lựa chọn bởi các yêu cầu tương tự như điều kiện môi trường, không ràng buộc đến một khu vực nhất định hoặc một sinh cảnh. Ví dụ, một hồ cá cho cá thích nước lạnh và dòng nước mạnh, hoặc những con cá cần nơi trú ần bằng đá và gia tăng hàm lượng muối và độ cứng tổng cacbonat.

3. Trong một hồ cá cảnh * các điều kiện đặc biệt được tạo ra cho sinh vật của một loài cá cụ thể, không gắn với một khu vực nhất định hoặc một biotope. Ví dụ, một hồ cá với “nước đen”, nhiều nhánh và lá cho các loài cichlid Apistogramma agassizii (cá phượng hoàng).

Định Nghĩa thì các bạn tự tìm nhé – hiểu nó là tái tạo lại mtr tự nhiên và thực về 1 vùng địa lý có thực trên trái đất
Tuy nhiên nó phải đạt các yếu tố thẩm mỹ phù hợp với ngôi nhà hay không gian bạn đặt bể và người khác không phải bạn – nên mấy cái đáy hồ dép lê, lon bia… hay song TÔ LỊCH cta sẽ k bàn trong chủ đề này

Đi vào phần chính – BỐ CỤC TRONG BỂ BIOTOPE

Bài viết này dựa trên kinh nghiệm cá nhân quan sát, đọc hiểu từ Google , và niềm đam mê của mình với bể biotope -( lưu ý khi chia sẻ – Ghi nguồn)

Mục đích: để ae đam mê có thể có cơ sở để nghiên cứu để làm bể tránh sự ngô nghê và tranh cãi do không hiểu bản chất vấn đề.

Mình chia bố cục bể Biotope làm 4 dạng địa hình trong tự nhiên – minh họa trong hình vẽ

1- Lòng sông, lòng hồ, lòng suối…
Đặc điểm – đây là vùng trũng nhất – do vậy lượng mùn rác hữu cơ khá nhiều.
Ánh sáng thấp và tối
Tại đây chúng ta có thể bắt gặp những cành lũa, thân cây bị đổ, bị bão lũ cuốn trôi và tích dụ dưới đáy. Khi diễn ta vùng này – bản phải thể hiện được không gian phía trên mở ra để tạo cảm giác cta đang ở dưới đáy sông
(Ví dụ tham khảo)

2A- Bờ sông, bờ suối
Hình dung một khu vực bờ sông hay bờ suối cta bắt gặp – có vách đất, vách đá, địa hình thoải và có các loại cây thủy sinh mọc từ dưới nước, bám theo địa hình lên cạn – đâu đó ta còn có thể bắt gặp chùm rễ của những cây cạn vươn ra khu vực có nước.
Nhìn chung khu vực này, ánh sáng cao, có nhiều rêu tảo và đặc biệt là phải diễn tả màu xanh của thực vật. Và quan trọng phải thể hiện cho người xem tháy được cta đang lặn ngay sát mép nước và quan sát lên bờ ? không gian được mở ra trước mắt khi người nhìn trực diện vào bể
(Ví dụ tham khảo)

2B – Bờ sông, bờ suối – vùng có cây ngập nước.
Ở những vùng này – cta thường thấy những thân cây còn sống chìm trong nước, với bộ rễ ngoằn nghèo, cắm xuống bùn.
Khu vực này thường nước nông, có nhiều lá mục ( lá cây rụng xuống ) và đặc biệt là bộ rễ ấn tượng – đây là bố cục dễ làm nhất theo cá nhân tôi đánh giá. Không gian thoải mái sáng tạo – nhưng theo 2 dạng mở ra ở giữa bể, mở ra ở 2 bên
( Xem ảnh tham khảo)

3- Bố cục hỗn hơp
Đó là vùng giao thoa giữa 1 và 2 – một phần rễ cây từ trên xuống và 1 phần lũa nằm ở dưới đáy không gian được mở ra ở 2 phái trái hoặc phải + hướng lên trên
(Xem ảnh tham khảo)

4- Bố cục theo dòng suối
Phần này được tạo nên bở chất liệu dòng suối thường thấy là sự đan xen hợp lý của các viên cuội sỏi to hoặc nhỏ
(Xem ảnh tham khảo )

Trên đây là tổng hợp 4 dạng bố cục tôi thường thấy, nó khác với bố cục bể thủy sinh hay bể cá hiện đại. khi phải tuân theo các khuôn khổ bố cục hội họa, trang trí v…v

Chỉ có một lưu ý là khi làm vẫn phải tuân thủ theo qui tắc xa gần để tạo độ sâu, độ hút cho mắt khám phá khi nhìn một chiếc bể. Đặt cảm xúc cá nhân của mình lên hàng đầu mà k cần dập khuôn theo các bố cục hội họa

Mong ae có thể có những chiếc bể hay những pp bố cục hay hơn nữa chia sẻ với mọi người
hình vẽ minh họa biotope
Minh hoạ về các vùng nghiên cứu bố cục
rễ cây ngập nước trong tự nhiên
Minh hoạ về vùng cây ngập nước 2B
cây thủy sinh dưới đáy sông
Minh hoạ về 1- đáy sông
bể cảnh mô phỏng đáy sông
Minh hoạ về bố cục 1- đáy sông
cây thủy sinh vươn lên mặt nước
Minh hoạ về bố cục 2A
cá bơi phía trên cây thủy sinh trong tự nhiên
Bố cục 2A
bãi đá cuội dưới lòng suối
Bố cục theo dạng suối

Nguồn: https://www.facebook.com/…

Để lại bình luận