BOUaqua.com

Anh Bui – Bộ quy tắc phân loại và đặt tên

Có bao giờ bạn muốn tìm tên một loài cây, loài cá nào đó mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn chỉ biết nó thuộc họ này, lớp kia chứ không hề biết tên chính xác? Một bài viết chia sẻ cực thú vị từ tác giả Anh Bui sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc tìm hiểu tài liệu về các loài động thực vật thủy sinh.

BOUaqua xin được đăng lại nguyên văn nội dung của tác giả Anh Bui:

Dưới đây trích dẫn rất bổ ích về bộ quy tắc phân loại và đặt tên. Phần trích dẫn này rất dài nên sẽ được chia thành ba bài viết khác nhau.

Tên Khoa học

Tên khoa học của động, thực vật… buộc phải tuân theo các quy tắc đã được thống nhất về mặt quốc tế. Quy tắc này được xuất bản dưới cái tên “Bộ quy tắc phân loại”. Các quy tắc này phần lớn là giống nhau đối với các nhóm sinh vật khác nhau, tuy nhiên vẫn có một vài chỗ khác biệt. Một tên khoa học sẽ không được chấp nhận cho tới khi nó xuất hiện trong ấn bản với đầy đủ mô tả chi tiết về loài.

Hệ thống hiện tại có được như ngày là nhờ cha đẻ của hệ thống phân loại hiện đại hay quy tắc phân loại, đó là Carl von Linné (1707-1778). Ông là người Thuỵ Điển. Ông được biết đến nhiều hơn với cái tên Latin là Carolus Linnaeus. Linnaeus đặt ra hệ thống đặt tên cho các loài mà chúng ta vẫn sử dụng cho tới ngày hôm nay. Linnaeus giới thiệu một hệ cấp bậc từ rộng cho tới cụ thể nhất, mà cho tới nay cùng với một vài sự điều chỉnh, bao gồm giới (kingdom), ngành (phylum) hay nhóm (division), lớp (class), bộ (order), họ (family), chi (genus) và loài (species). Đơn vị phân loại duy nhất taxon (số nhiều taxa) thật sự tồn tại trong tự nhiên đó là loài. Loài là hạng thấp nhất, và thực tế đó là thứ có tính sinh học thực thụ; như vậy có thể nói rằng, loài được công nhận là thực thể sống mà ở đó sự chọn lọc tự nhiên vận hành. Các loài rất giống nhau thì được đặt trong cùng một chi. Các chi tương tự được đặt chung trong cùng một họ, và các họ được nhóm thành các bộ và các lớp. Bên trên sự phân loại này là các phân ngành (subphylum) hay ngành (số nhiều là phyla – các ngành) cho động vật, các nhóm dành cho thực vật. Loài (species) có thể là số ít hay số nhiều; đặc thù (specific) là dưới dạng tính từ. Chi (genus) là dạng số ít, các chi (genera) là dạng số nhiều, giống (generic) được gọi là tính từ.

Ví dụ về quy tắc phân loại cá Cầu vồng: Ngành – Động vật có dây sống (Chordata)
Lớp – Osteichthyes
Bộ – Atheriniformes
Họ – Melanotaeniidae
Chi – Melanotaenia
Loài – trifasciata

Cách viết tên khoa học đó là dưới dạng chữ nghiêng với chữ cái đầu viết hoa đối với chi, và tất cả các chữ cái viết thường đối với tên loài. Bậc thì không viết nghiêng. Tên loài cơ bản là tính từ về bản chất, và phải thống nhất với giống mà nó đi kèm. Điều này được phản ánh tại phần cuối của tên. Khi một loài được chuyển từ chi này sang chi khác, phần cuối của tên loài cũng có thể được thay đổi để đồng nhất với tên chi mới. Ví dụ như Melanotaenia sexlineata ban đầu được mô tả là Nematocentris sexlineatus. Nhưng sau đó trong một bài về nhóm cá cầu vồng (Allen, 1980) tên đã được thay đổi thành Melanotaenia sexlineata.

Một tên chi có thể đứng độc lập. Nhưng tên loài thì không thể như vậy, và luôn phải đứng sau một tên chi hay viết tắt của chi. Một tên chi cần phải ghi đầy đủ trong lần đầu tiên, và sau đó có thể viết tắt bằng chữ cái đầu cùng dấu chấm khi điều đó không gây ra sự mập mờ, ví dụ Melanotaenia trifasciata (có thể viết tắt thành M. trifasciata).

Cấp thứ ba hay bậc (rank) có thể được sử dụng để phân loại sâu hơn thành các phân loài (subspecies), thứ (varieties)… Với động vật thì chỉ có một cấp hay bậc được chính thức thừa nhận – thứ của phân loài ví dụ Melanotaenia splendida subsp. splendida thường được viết không có chỉ dấu của bậc như là “ba phần” (trinomial) ví dụ Melanotaenia splendida splendida.

Trong thực vật sẽ có một vài cấp dưới loài có thể được sử dụng. Những bậc từng phần của một loài chính là phân loài, thứ, phân thứ, lớp và phân lớp. Ba từ cuối thường hiếm được sử dụng. Mặc dầu có hệ thống phân bậc nhưng bất kì sự xếp nhóm nào có thể được mô tả bằng ba phần (chi, loài và bậc dưới loài) cùng với biểu thị bậc. Tên bắt buộc phải là duy nhất trong một loài (như vậy một loại không thể có phân loài và thứ trong cùng một loài cùng tên nhưng khác về phân loại) Với thực vật thì bậc luôn phải được chỉ ra, luôn được viết tắt, và không được in nghiêng.

Eucalyptus globulus subsp. bicostata Eucalyptus globulus var. compacta

Thỉnh thoảng cấp bậc cũng được đưa vào, nhưng không cần thiết phải định nghĩa rõ ràng phân loại.

Leucochrysum albicans subsp. albicans var. tricolor (Leucochrysum albicans var. tricolor).

Tác giả của một tên loài cũng có thể được đưa vào, nhưng thường là không đưa vào, bởi cho vào có thể gây ra lỗi vì chúng hiếm khi được kiểm tra kĩ trước khi thêm vào. Chúng chỉ thật sự cần thiết khi cùng một tên có thể tình cờ được đặt cho hai phân loại trong cùng chi. Việc thêm tên tác giả theo sau tên loài (hay phân loài) có thể hỗ trợ cho việc phân biệt. Với động vật tên của tác giả thường được thêm vào cùng với năm; với thực vật tên tác giả hay viết tắt thường được đưa vào độc lập.

Động vật (Động vật học):

Emydura signata Ahl, 1932
Emydura australis (Gray, 1841) – (dấu ngoặc cho thấy Gray gán loài này vào một chi khác)
Emydura (Bonaparte, 1836)

Tên loài được lấy từ chữ Hy Lạp emys (loại rùa nước ngọt) và từ oura (đuôi), được La tinh hoá là ura. Về mặt ngữ pháp thì nó biểu thị giống cái. Loài này được phát âm là Emys macquaria (Cuvier, 1829). Tên chi Emydura được Charles Lucien Jules Laurent Bonaparte (1803-1857) ghép năm 1836.

Thực vật (Thực vật học):

Melaleuca nervosa (Lindley) Cheel

Pháp danh đồng nghĩa: Callistemon nervosus Lindley – (Ban đầu Lindley mô tả nó là Callistemon, sau đó Cheel chuyển nó sang chi Melaleuca).

Nguồn: https://www.facebook.com/…

Để lại bình luận