BOUaqua xin được đăng lại nguyên văn nội dung của tác giả Anh Bui:
Dương xỉ hay nhiều loại ráy (Ariod) chúng ta trồng trong bể đều là loại thực vật không bắt buộc có dòng chảy. Chúng được gọi là loại ưa dòng chảy nhưng không bắt buộc. Chúng sống ở bên bờ của các thác nước hay các dòng nước chảy mạnh theo mùa. Bucephalandra cũng được gọi là thực vật ưa dòng chảy nhưng không bắt buộc tuy hơi khác so với các loại khác mà chúng ta trồng, bởi vì môi trường sống của chúng có thể thay đổi theo ngày, thậm chí là theo giờ với sự thay đổi nhanh của độ sâu và lực của luồng nước trong rừng mưa nhiệt đới.
Rêu thậm chí còn khác hơn nữa. Trong tự nhiên hầu hết chúng có thể bám trên nền đất, gỗ hoặc đá (vì vậy một số loại được coi là thực vật biểu sinh). Tuy nhiên hầu hết chúng không phải là loại ưa dòng chảy. Mặc dầu chúng mọc rất nhiều ở các dòng nước có nhiều đá sỏi có dòng chảy trung bình, nhưng hầu hết là không thể chịu được dòng nước chảy rất mạnh. Trong khi đó có một vài loại lại có thể sống bám chắc trên các viên đá sông bằng phần gốc lại có thể tồn tại dưới dòng nước chảy mạnh trong mùa mưa.
Hầu hết các loại cây thủy sinh không phải là thực vật biểu sinh thực thụ (trên thực tế không có loại nào khác ngoài mấy loại rêu mà tôi có thể nghĩ tới). Thực vật biểu sinh mọc (hay thường sống) trên cây hay các loại thực vật lớn hơn. Chúng lấy dinh dưỡng trực tiếp từ không khí hay từ nước mưa rơi trực tiếp lên chúng (đây chính là thứ làm chúng khác biệt với các loại thực vật ăm bám như tầm gửi)
Cây chúng ta dùng cho bể thủy sinh hầu hết chỉ sống trên đá hay trên sạn ở ngoài tự nhiên, mặc dầu chúng có thể mọc bám trên gỗ/lũa trong bể. Trong khi phần lớn không thể chịu được môi trường chỉ hơi yếm khí quanh rễ, chúng hấp thu qua rễ và lá giống như các loại cây thủy sinh khác. Có một khoảng cách giữa các loại cây này. Dương xỉ Java không bao giờ ưa việc cắm rễ xuống nền đất. Ngày xưa mọi người hay sử dụng sạn sông để trải nền cho bể, nên dương xỉ Java có thể chịu được cách trồng đó, đặc biệt là bể có lọc đặt dưới nền, bởi vì lọc này sẽ thổi nước qua lớp nền sạn sông. Với các loại nền ngày nay thì dương xỉ Java bắt buộc phải gắn vào một thứ gì đó phía trên lớp nền.
Ráy và Bucephalandra thì khác. Điều quan trọng là ta không vùi cái phần thân của chúng xuống. Chúng hoàn toàn có thể vui vẻ mà hấp thu dinh dưỡng qua rễ, và nếu có cơ hội rễ của chúng sẽ tìm cách chui xuống nền. Đương nhiên việc dễ nhất là gắn ráy vào gỗ/lũa hoặc đá. Bạn cũng có thể trồng ráy bằng cách cẩn thận dúi rễ của nó xuống lớp nền, nhưng đừng có vùi cả phần thân xuống. Bucephalandra thì phức tạp hơn một chút bởi rễ của chúng ngắn hơn so với các loại cây khác. Thế nên vùi rễ xuống nền có thể sẽ khó khăn hơn. Với hầu hết mọi người thì ta gắn cây này vào một viên đá nhỏ rồi đặt xuống nền, để nó tự phát triển tới nơi nó muốn. Tuy nhiên cả hai chi này cũng hoàn toàn có thể sống được khi gắn vào các khối phía trên của bể chừng nào lượng dinh dưỡng còn được duy trì phù hợp.
Thực vật ưa và bắt buộc có dòng chảy hầu như không bao giờ được trồng trong bể thủy sinh. Tôi nói là “hầu như không bao giờ “bởi vì mỗi khi tôi đăng bài, sẽ có ai đó nói rằng họ đang trồng, hay biết ai đó đang trồng loại ưa dòng chảy thực thụ trong bể. Đương nhiên trên yếu tố thương mại thì các loại thực vật này chưa bao giờ được bán, và tôi chưa thấy bằng chứng rằng ai đó đang trồng chúng trong một thời gian dài.
Thực vật ưa dòng chảy thực thụ sống ở dòng nước chảy rất mạnh, và cần điều đó để sống khỏe mạnh. Chúng có thể tìm thấy khắp nơi trên thế giới, từ các vùng khí hậu nhiệt đới cho tới các vùng khí hậu rất lạnh, và chúng thường rất đẹp. Mỗi một lần tôi lấy một ít, chỉ để chụp ảnh trong một cái bể kính nhỏ giữ mẫu, chỉ là chỉ vài giờ sau đó, bất chấp việc được gói ghém cẩn thận cũng như giữ lạnh, chúng bắt đầu hư hỏng.
Vậy nên hầu hết thuật ngữ chính xác cho việc cây “đính vào cái gì đó” mà chúng ta sử dụng trong bể thủy sinh là “thực vật ưa nhưng không bắt buộc có dòng chảy”.
Nguồn tại đây
https://www.sunkengardens.net/blog/2018/12/26/epiphyte-rheophyte-what-are-those-plants?fbclid=IwAR1oVQbQNIEXP4HDcGsUYx578Nt_ihT4kYVCqOUachNRqh-Tck6d9lPtc2U
Nguồn: https://www.facebook.com/…