BOUaqua.com

“Escape” – bể thủy sinh 60 cho người thích đơn giản

Hôm nay bouaqua muốn giới thiệu tới các bạn một bể thủy sinh 60cm của thành viên Lauris, diễn đàn UKAPS.org. Không phải là một bố cục hoành tráng, cầu kỳ như thường lệ, tác phẩm chỉ được hình thành từ lũa, rêu, ráy và sỏi trải nền. Đây thực sự là một món đồ trang trí hữu ích cho căn phòng của chủ nhân, là lựa chọn hợp lý cho những người đơn giản, không thích cầu kỳ.

bể thủy sinh 60 và lũa
Bể thủy sinh 60x40x40 sử dụng lũa

Tác giả sử dụng một bể kính siêu trong kích thước 60x40x40 (cm). Đây là kích thước bể thủy sinh vừa phải đối với những căn phòng có diện tích khoảng 15m². Một bộ lũa được ướm vào, những cành nhánh vươn lên mặt nước thể hiện được sự xuyên suốt của hai không gian, xóa nhòa ranh giới giao thoa. Vết cắt trên lũa sẽ dược tác giả xử lý che đi bằng cây trồng.

sỏi ada tạo bề mặt nền tự nhiên cho bể thủy sinh
Sỏi ADA giúp tạo bề mặt nền mô phỏng tự nhiên

Sau khi trải ADA, tác giả sử dụng 4kg sỏi ADA trộn giữa 2 size M và L để trải nền, chúng ta có thể thấy độ tự nhiên tuyệt vời mà tác phẩm đã đạt được. Việc trải sỏi này còn một tác dụng nữa là hạn chế tối đa phân nền bên dưới tiếp xúc với ánh sáng cực mạnh bên trên của đèn led ADA để sinh ra kẻ phá hoại cơ bản nhất là rêu nâu.

lũa buộc rêu riccia trong bể thủy sinh
Lũa buộc rêu ricca

Lũa đã được buộc rêu ricca, không rõ vì sao mà tác giả lại sử dụng rêu một cách tiết kiệm đến thế?

lũa trong bể thủy sinh bị mốc trắng
Mốc trắng xuất hiện trên lũa

Sau khoảng vài ngày, ác mộng đã bắt đầu, nấm mốc mọc khắp nơi, thủ phạm chính là bộ lũa chưa được xử lý kỹ, tuy nhiên điều này có thể được giải quyết dễ dàng bằng các loại cá tép, chúng sẽ nhặt nhạnh hết nấm mốc. Trường hợp chưa muốn bổ sung cá tép ngay khi hồ còn mới, ta có thể sử dụng bàn chải để bóc chúng đi mỗi ngày, hết hợp với việc thay nước và hút chúng ra.

bể thủy sinh có lũa bị nấm mốc
Xử lý nấm mốc trên lũa không khó

Gần một tuần sau đó, khi hồ đã qua trải một khoảng thời gian để ổn định phần nào tác giả bổ sung cá nóc, cá chuột, tép đỏ, tép yamato và tất cả nhanh chóng đi vào quỹ đạo.

rêu phủ dày trên lũa bể thủy sinh
Rêu phủ dày một cách nhanh chóng

Hai tháng sau, rêu đã phủ dày một cách đáng kinh ngạc, không biết tác giả có bổ sung thêm trong thời gian vừa qua hay không. Các bạn hãy nhìn cách tác giả chơi rêu với một đèn led đôi Aquasky cực mạnh nhưng không hề có hiện tượng vàng hay úa, đó là do nhiệt độ, lúc này mới là tháng 6 và tại nơi tác giả sống vẫn đang phải dùng sưởi cho bể. Khi đã có nhiệt độ đủ lạnh thì ánh sáng càng mạnh, rêu càng mọc tốt hơn, thậm chí tại những nơi ánh sáng yếu rêu còn có thể bị vàng nữa. Xem thêm: http://bouaqua.net/reu-duong-xi-ua-la-den-la/

Chúng ta hãy cùng xem lại những bức ảnh so sánh các thời điểm để thấy được sự phát triển của một bể thủy sinh 60cm đã diễn ra như thế nào, ngoài ra thì một số góc nhìn đẹp cũng sẽ là lời kết, lời động viên, khích lệ tuyệt vời nhất dành cho những người đã và sẽ yêu thích thú vui này.

chuẩn bị bể thủy sinh và lũa
Ngày đầu chuẩn bị bể và lũa
lũa trong bể thủy sinh bị mốc trắng
Cơn ác mộng đầu tiên
bể thủy sinh đang phát triển
Rồi mọi thứ cũng thành hình
bể thủy sinh hoàn thiện
Hoàn thiện
rêu riccia trong bể thủy sinh
Rêu phát triển rất mạnh trong môi trường dồi dào ánh sáng
cá trực thăng trong bể thủy sinh
Một chú trực thăng cần mẫn
cá thủy sinh và rêu
Một chú cá giữa thiên nhiên
rêu quang hợp nhả oxi
Rêu nhả bong bóng oxi

Nguồn: www.ukaps.org/forum/…

5/5 - (2 bình chọn)

2 bình luận về ““Escape” – bể thủy sinh 60 cho người thích đơn giản”

Để lại bình luận