BOUaqua.com

5 lưu ý khi sử dụng phân nước thủy sinh

Phân nước thủy sinh là một sản phẩm tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho những bể đang đi vào giai đoạn “tàn”. Ngoài ra nó sẽ là nguồn cấp dinh dưỡng chính cho những bể thủy sinh nền trơ (nền không chứa dinh dưỡng).

Tuy nhiên, có đôi điều về phân nước thủy sinh mà dường như đã bị nhiều người lãng quên khi sử dụng chúng. Hoặc, đơn giản là nhiều người chưa biết khi chưa được tiếp xúc với sản phẩm này.

Trước tiên, các bạn nên tham khảo bài viết này nếu có ý định chơi phân nước: http://bouaqua.net/huong-dan-phan-nuoc-nguoi-moi/

1. Phân nước nên là phương án thay thế

Các bạn nên coi phân nước chỉ là phương án 2 khi các bạn muốn tiếp tục duy trì một bố cục bể đã hết dưỡng hoặc đang bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu các bạn không cần sự an toàn thì có thể bỏ qua điều này.

Từ trước tới nay, khi nói tới dinh dưỡng cho bể thủy sinh người ta nghĩ ngay tới các sản phẩm phân nền. Tuy nhiên, ngoài chức năng chính là cung cấp dinh dưỡng thì phân nền còn có chức năng ổn định các thông số của nước theo hướng có lợi cho cây trồng, sinh vật trong bể ở một mức hài hòa.

Phân nước đơn giản chỉ có chức năng cung cấp dinh dưỡng là chính, nó không được thiết kế để tạo ra sự ổn định – một nền tảng an toàn cho bể thủy sinh của bạn. Phân nước có thể cung cấp chính xác nồng độ các chất bạn cần trong nước, do đó bạn phải tự cân bằng các nồng độ này (trừ các sản phẩm phân nước tổng hợp).

Những “nhiệm vụ lớn” hãy để cho phân nền, bạn sẽ sử dụng phân nước để tăng cường các chất thiếu hụt tùy theo từng giai đoạn mà thôi. Đó là một sự lựa chọn khôn ngoan hơn cả.

2. Phân nước đi kèm với thay nước

Phân nước thủy sinh sẽ cung cấp một loạt các đơn chất vào nước bể. Do đó bạn sẽ không thể chắc được rằng cây trồng có sử dụng hết các chất đó một cách hoàn toàn hay không (có tồn dư hay không).

Nếu bạn có các thiết bị đo đạc tinh vi thì điều trên hoàn toàn có thể, tuy nhiên nó không phù hợp với đại đa số người chơi. Ngoài ra, với các sản phẩm phân nước tự chế thì ít nhiều sẽ có các dư chất không cần thiết (các chất phục vụ pha chế, bảo quản) còn tồn tại sau khi cây trồng đã hấp thụ hết các chất dinh dưỡng.

Do vậy, có nhiều sản phẩm phân nước sẽ khuyến cáo bạn nên thay nước trước khi sử dụng. Điều đó giúp đưa nước bể của bạn về một môi trường “sạch sẽ” trước khi tiếp tục cung cấp một lượng phân nước mới. Điều đó giúp kết quả của phân nước không bị ảnh hưởng bởi các chất tồn dư cũ.

bơm phân nước thủy sinh xuống nền

3. Sử dụng phân nước kết hợp với phân nền

Như đã đề cập ở phần đầu, phân nền cung cấp dinh dưỡng và ổn định các chỉ số của môi trường nước (đặc biệt là độ pH). Phân nước sẽ giữ vai trò “yểm trợ” phía sau.

Phân nước thường chỉ bắt đầu được sử dụng khi phân nền đã chững lại (nhả dinh dưỡng ít hơn thời gian đầu). Điều này có thể được chỉ thị bởi các biểu hiện trên cây trồng.

Ngay cả khi phân nền đã cạn kiệt dinh dưỡng, chúng vẫn có khả năng ổn định độ pH cũng như hấp thụ các tạp chất lơ lửng trong nước. Dựa trên nền tảng ấy phân nước mới thực sự phát huy được hiệu quả cuối cùng.

Khi sử dụng phân nước kết hợp với phân nền, trong nhiều trường hợp bạn có thể bỏ qua luôn điều 2. Tất nhiên phải có sự tính toán lỹ lưỡng một chút.

Phân nước rất hiệu quả với những bể có trồng phần lớn là các loài cây thủy sinh hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua lá (các loài dương xỉ, ráy, rêu…)

4. Không nên sử dụng phân nước

Có một số trường hợp không phù hợp với phân nước mà bạn nên cân nhắc. Nó tạo ra sự bất tiện hoặc tệ hơn là hậu quả không đáng có

  • Nếu bạn không thể chăm chỉ, đều đặn châm phân nước hàng ngày (hoặc hàng tuần), không thể thay nước định kỳ
  • Nếu bạn không có một bộ châm phân nước tự động (auto dosing pump)
  • Nếu bạn không thể cách ly những chai phân nước này với lũ trẻ trong nhà, hãy tránh những điều đáng tiếc nếu có thể
  • Nếu bạn chưa nắm được các nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong bể để có thể cung cấp đúng và đủ
  • Nếu bể bạn phần lớn là cây dạng thảm, những loài cây đặc thù này chống đỡ với rêu hại hơi kém
  • Cuối cùng, nếu bạn chưa hiểu về phân nước mà mình định sử dụng
tiêm phân nước thủy sinh xuống rễ cây

5. Lựa chọn phân nước hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có cực nhiều các sản phẩm phân nước thủy sinh của các thương hiệu khác nhau. Nó làm bạn bối rối và khó đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn.

Các thương hiệu quốc tế thường là đã tồn tại lâu năm, đã được kiểm nghiệm thực tế bởi rất nhiều người, trên rất nhiều môi trường bể thủy sinh khác nhau. Đo đó các bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng và có độ an toàn cao, ít rủi ro.

Các sản phẩm phân nước thủy sinh tự chế có ưu điểm lớn nhất là giá thành rẻ, am hiểu về môi trường nước và chủng loại cây trồng hơn so với các sản phẩm quốc tế. Tuy nhiên nó vẫn tiểm ẩn một số rủi ro không đáng có tùy thuộc vào tuổi đời của thương hiệu.

Ngoài ra, mỗi thương hiệu phân nước thủy sinh đều sẽ có rất nhiều các bình luận trên internet của những người đã trải nghiệm trước đó – một nguồn tham khảo cực thú vị và đáng quý cho các bạn.

-BOUaqua-

5/5 - (1 bình chọn)

6 bình luận về “5 lưu ý khi sử dụng phân nước thủy sinh”

  1. Bác cho em hỏi , cây cắt cắm (vảy ốc xanh) em trồng 3 tháng chưa chạm được mặt nước thì có phải là nền em đang thiếu dinh dưỡng không ạ?
    Bể 60*30*36
    CO2: 2-3g/s
    Đèn 1 máng oddyssea T5H0
    Phần nền Gex 4Kg

    Trả lời
    • Chào bạn
      Nền GEX xanh không hẳn là thiếu dưỡng mà là nó nhả dưỡng quá chậm trong khi cắt cắm là loài phàm ăn tục uống nên sẽ bị kìm hãm tốc độ phát triển.
      Đó là nhận định ban đầu, còn nguyên nhân chính xác thì phải có đầy đủ thông tin về phần cứng cũng như chế độ chăm sóc, ngoài ra phải có ảnh của cây nữa vì nhìn vào ngoại hình của chúng có thể biết được nhiều điều về môi trường mà chúng phát triển.

      Trả lời
      • Phần comment này không gửi được ảnh sao ấy ạ.
        Thông tin phần cứng chắc chỉ còn lọc phải không ạ? Lọc HBL803, 2 ngăn matrix, 1 ngăn nham thạch.
        Đèn bật 7h 1 ngày, nước thay 1 tuần/lần
        Bên dưới lớp phân Gex là 1 lớp sỏi suối em dùng để nâng cao nền lên do chỉ dùng 4Kg phân nên em đoán nó hơi mỏng và khi rễ cây đi xuống thì gặp lớp này nên dinh dưỡng hấp thụ bị giảm.
        Trong trường hợp đúng do dinh dưỡng từ phân nền ra không đáp ứng được cho cắt cắm thì sử dụng phân nước Đa vi lượng có hợp lý không ạ? Nếu sử dụng thì cần chú ý tới yếu tố nào để hạn chế rêu hại ạ?

        Trả lời
        • Chào bạn
          Bạn gửi hình vào email bouaqua@gmail.com để bên mình nắm rõ tình hình hơn nhé
          Như đã nói ở trên, cắt cắm đều là loài đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng dồi dào nên lượng phân nền của bạn như vậy là quá ít. Việc lót sỏi để đôn cao nền không giải quyết được vấn đề gì nhiều khi điều kiện cơ bản của cây trồng chưa được đáp ứng đủ
          Trường hợp này bạn có thể châm phân nước của các hãng có tên tuổi theo hướng dẫn ở link này nhé: http://bouaqua.net/huong-dan-phan-nuoc-nguoi-moi/

          Trả lời
  2. Thông số hồ e
    1m2x50x50, 5 tháng tuổi
    Nền aqua for cốt jbl, đèn 4 bóng ody t5.
    Co2 4-5g/s. Ph ko co2:7,4 có co2 6,4. Nhiệt độ khoảng 28-29
    Đèn mở 9h chia đôi nghỉ 4 tiếng. Cách mặt nc 20cm.
    Hiện tại cây của e đang bị tình trạng như hình là bị sao vậy ạ?
    Vảy ốc xanh vs liễu thì thân nó rụng trụi lủi lá.
    Vảy ốc đỏ thì ngọn bị chuyển màu trắng vs hồng. tks admin

    Trả lời
    • Chào bạn
      Bạn gửi hình vào email bouaqua@gmail.com để bên mình nắm rõ tình hình hơn nhé
      Sơ bộ các vấn đề làm thay đổi hình thái cây trồng khi chưa hết dinh dưỡng phần lớn là do mất cân bằng giữa các chất. Thời gian gần đây bạn có châm phân nước, kích rễ hay dung dịch diệt rêu, diệt sán gì không?

      Trả lời

Để lại bình luận