BOUaqua.com

Phạm Văn Vinh – Vì sao Bucep bị rữa, bay ngọn?

Một bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của tác giả Phạm Văn Vinh và cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Việc chia sẻ kiến thức luôn đáng được trân trọng, có thể đúng, có thể sai nhưng chắc chắn chúng ta đều sẽ học được một chút gì đó đúng không các bạn? Hãy cho BOUaqua biết ý kiến cá nhân của các bạn về vấn đề này nhé.

BOUaqua xin được đăng lại nguyên văn bài viết:

– Khi hệ vi sinh nền hoạt động không hiệu quả, bí nền dẫn đến hiện tượng tảo nhớt xanh (như hình ảnh bên dưới) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng bucep bị rữa. Kết hợp với việc bắn nhiều co2 quá, thiếu oxy vào bể, càng châm phân thì cây càng stress và nhanh rữa.

+ Một số a em khi thấy hiện tượng này thường dùng thuốc kháng sinh để diệt rêu nhớt xanh này, nó càng làm cho tình hình trở lên tội tệ. Tại sao? Hệ vi sinh đang quá yếu thêm thuốc kháng sinh vào thì vi sinh lại càng yếu.
+ Một số anh em dùng que chọc xuống để cạo rêu này đi, khi anh em chọc xuống thì các hạt nền to sẽ chồi lên trên, bụi bẩn và hạt nền vỡ sẽ lọt xuống nền lại càng bí hơn.

– Giải pháp tạm thời: giảm bớt co2, tăng oxy vào bể bằng cách làm động mặt nước kèm hút váng hoặc sử dụng máy điện phân nước, giữ cho lọc sạch, chịu khó thay nước, dừng châm phân nước nếu có hiện tượng lá rụng nhiều.
– Giải pháp lâu dài: lật bể setup lại bộ nền khi nó quá bí mà thực hiện các giải pháp tạm thời không khắc phục được.
– Lời khuyên dành cho anh em là khi chơi bucep hãy chú ý setup nền thật cẩn thận, không trải quá nhiều phân nền trên bề mặt, không phủ các loại cát lên trên phân nền và nên có cốt độn bên dưới để nền thoáng, vi sinh khỏe.
##Mình edit một chút cho rõ ý:

– Không phải có tảo nhớt xanh là bucep bị rữa, mà nó là biểu hiện hệ vi sinh đáy nền có vấn đề, bị cục bộ một số điểm số lượng ít thì không sao nhưng vẫn lưu ý đến các giải pháp tạm thời mình đã nói, còn bị kín xung quanh kín nền, cả trên mặt nền thì rất nguy hiểm.
– Bạn có thể dùng hoá chất để diệt nó hoặc cạo nó đi nhưng cái mà mình muốn nói nó là biểu hiện của việc vi sinh đáy nền có vấn đề, diệt nó không giúp giải quyết gốc rễ của việc vi sinh đang yếu.
– Bất kỳ loại nền gì trừ nền trơ như đá sỏi, kể cả setup tốt mấy thì sau thời gian sử dụng nó cũng có mảnh vỡ vụn làm bí nền và tảo nhớt cũng sẽ xuất hiện, nhưng bị ít thì cũng không sao vì còn hệ vi sinh trong bộ lọc xử lý. Còn bị nhiều, hạt nền vỡ nhiều thì cũng đến lúc cần phải lật bể rồi.
– Bể mới setup xong, hạt nền chưa vỡ, chưa nhiều bụi bẩn mà đã bị thì mình cũng cần lưu ý để lần sau setup cẩn thận hơn, bị ít thì cứ tự tin chơi tiếp, chú ý dòng chảy và oxy cho bể. Và chú ý hơn về hệ vi sinh đáy nền, còn bị nhiều mất kiểm soát thì cũng nên lật.
– Cuối cùng thì cần xem thêm biểu hiện của cây để đưa ra quyết định, có rêu nhớt nhưng cây vẫn căng bong, lên màu thì kệ nó thôi

Dưới đây là các bình luận BOUaqua xin được trích đăng:

Nguyễn Nguyễn Hải: Chính là nó, dự là phải lật. Phân nền gex xanh, cốt jbl. Set bể mới thì làm 1 lớp nham nâu ở dưới có ổn ko em? Chứ powder sand chi phí cao quá
Phạm Văn Vinh: nên mua bộ doping của ada, nó giúp thải độc nền thời gian đầu khi vi sinh chưa kịp hoạt động. Và nó giúp cho hệ vi sinh nền được khởi tạo nhanh hơn

Lê Nhật Trung: Cái này chắc tiêm excel xuống nền quá
Phạm Văn Vinh: tiêm hóa chất rêu đó chết nhìn có thể đẹp mắt hơn nhưng nó không làm bộ nền thoáng hơn

Thanh Tuấn: nên bắn co2 cả ngày hay theo đèn thôi và bắn bnhieu thì đủ ạ
Phạm Văn Vinh: ngày trước e hay khuyên mọi người ngoài bắc để 24/24 vì ph ngoài này cao toàn trên 8, còn khu vực miền trung trở vào nam thì để theo đèn vì ph thấp bắn nhiều co2 nó tụt ph quá

Ha Trien: Đầu tiên cảm ơn bạn Vinh với những chia sẻ về kinh nghiệm đã trả qua, mình ko nhận xét đúng sai vì để chắc nịch thì phải có nghiên cứu, theo dõi rõ ràng và tập Test đủ lớn, từ phía mình có một vài chia sẻ thêm như sau :
– Hiện tượng bí nền tảo nhớt xanh là bất bình thường nhưng không quá nghiêm trọng đến mức độ là nguyên nhân chính và phổ biến dẫn đến rữa, nhà mình hơn 50 hồ ko ít thì nhiều vẫn có, cây cối phát triển vẫn khá ỔN, tại sao nhà mình bị vì nền lâu rồi nó cũng vỡ hơi bí cộng hợp một cố C02 cao, do ch nên bật đèn C02 liên tục.
– Việc dùng kháng sinh diệt rêu nhớt cũng bình thường, sẽ chết một số vi sinh nhưng châm lại là OK, kết hợp bổ sung oxy là nó sẽ dần ổn lại thôi, mình đã làm vô số lần ko kể cây cối vẫn quá là OK luôn.
– Khi bị trường hợp này thì cần chú ý đặc biệt đến việc tạo luồng tuần hoàn tốt trong bể.
– Lật bể khi mà chúng ta dùng bộ nền đủ lâu tầm năm chẳng hạn, chứ vài tháng thấy tảo nhớt tí mà lật chắc XỈU như mình 60 hồ các bạn có thể tưởng tượng chi phí và công sức nó ntn. Nhấn mạnh lại nó ko cần phải dùng đến biện pháp mạnh cỡ vậy.
– Mỗi khi có yếu tốt bất bình thường cứ google, có tảo nâu google tảo lâu, có rêu tóc google rêu tóc.. là ta đã có vô vàn kiến thức tại sao có chúng nó rồi so sánh với bể, biết gốc rễ thì ta sẽ định hình được nên làm gì với bể của mình.
Tạm comment thế vì kiệt sức, vẫn đang đóng dở hàng cho a em. A em cứ mạnh dạn chia sẻ thêm kinh nghiệm cá nhân, đúng sai chưa hẳn đã quan trọng mà chúng ta cùng cóp nhặt kiến thức của nhau để phát triển.

Ha Hoang Linh: Kể cả hãng ADA set full doping PWS + các phụ gia vi sinh thì đều bị tảo nhớt
– Chọc lên chọc xuống thì vẫn phải biết vệ sinh và ở dưới lớp nền là lớp bụi thì ko hiểu bí bách gì?
Ngay cả nước ngoài họ cũng dùng cách vệ sinh này có lật đến 10 bộ nền và làm thoáng các kiểu thì vẫn bị
Ông nào chơi nền ADA hay bất cứ nền gì kể cả thoáng như sông Hồng thì đều bị tình trạng này hết. Căn nguyên ko phải như vậy được.
– Thử giảm đèn xem tảo nhớt có biến mất không, tảo này đã là 1 loại vi sinh rồi. Nó là vi sinh quang hợp bởi ánh sáng
nên nếu muốn diệt trừ tận gốc họ hay sử dụng “Black Out” là tắt đèn 10 ngày che kín bể ko để 1 tí ánh sáng nào vào.
Và tại sao ADA phải chế tạo Phyton Git Sol là vậy
Còn nền ADA1 hay ADA A-Z ae chơi đầy tảo nhớt ở dưới nền Cyanobacteria ( tao nhớt – Tảo lam quang hợp ) cũng ko bao giờ ảnh hưởng đến rữa Bucep   trừ phi nó lan lên bám vào bucep thôi

Linh Tuan Truong: 1 lớp đá lông vũ dày, 1 lớp phân nền mà chơi 4 hồ 4 thể loại từ cắt cắm, ráy, bucep, tiêu thảo, cái nào cũng bị rêu nhớt xanh hết à, lọc và dòng đều mạnh, mình cũng ko hiểu nổi kk
Phạm Văn Vinh: dày quá anh ạ, chơi tầm 3-5cm thôi với lại làm bộ khử độc đáy nền và vi sinh đáy nền trước khi vi sinh nó hoàn thiện để xử lý được độc tố
Phạm Văn Vinh: Thời gian đầu cũng dùng co2 vừa phải, nhất là chưa có nhiều cây trong bể. Các hãng thủy sinh họ sinh ra cái doctor để điện phân nước cũng là để giúp vi sinh phát triển nhanh trong thời gian đầu setup bể

Nguyen Nguyen Bach: Tảo nhớt xanh trong hồ của mình nó lan lên cao thế này nhưng cây vẫn ko thấy chết, nền thì bao dơ vì lọc yếu dù có kèm sủi oxy. Bucep thả trôi, hay cắm nền đều vô sự. Mỗi nana petite white là dể bị bọn này ăn thịt.
Có vài bạn ib thắc mắc về bài này nên tiện thể mình chém gió tí về cách giải thích của chủ thớt:
1. Tảo nhớt xanh hay còn gọi là vi khuẩn quang hợp ( Photosynthetic bacteria – PSB). Loại này xuất hiện khi trong hồ có tình trạng : tăng nito ( cá, tép, ốc.. chết), nồng độ CO2 tích trữ quá cao ( lượng co2 đang xài quá nhiều), và lượng khí H2S cao do tích tụ nhiều cặn rửa của lá, thân cây và thức ăn thừa, kết hợp với ánh sáng mặt trời chiếu vào làm chúng phát sinh,.
2. Bản thân PSB là vi khuẩn có lợi vì nó phân hủy Nito, H2S và CO2 thừa, tuy nhiên mảng xanh của nó bám lên lá cây làm cây ko quang hợp được dể bị yếu và chết, đồng thời nó gây xấu cho hồ.
3. Kháng sinh Erythromycin dùng để diệt PSB không ảnh hưởng lên hệ vi sinh trong hồ vì đa số vi sinh trong hồ thuộc nhóm Nitrogen và Lactobacillus, Erythromycin là kháng sinh kiềm khuẩn nó kiềm hãm sự phát triển của PSB,nếu có chỉ kiềm khuẩn rất ít hệ vi sinh trong hồ.
4. PSB xuất hiên không phải do mất cân bằng hệ vi sinh mà là do hệ đệm trong hồ bị mất cân bằng: nito, co2, phospho, cặn lắng,…
5. Vệ sinh bằng cách dùng que cọ rửa là cách hiệu quả nhất, ngoài cọ rửa bề mặt hồ cho sạch đẹp, việc dùng que chọt xuống nền sẽ làm giảm các loại khí ứ đọng như H2S, CO2, CH4 bụi trong hồ sẽ nổi lên và bị hút, ngoại trừ nền cát nhuyễn thì cát sẽ lắng xuống gây bí nền. Máy hút phân cá tép cũng hoạt động theo cơ chế này.
6. Tại sao lật hồ mới hết: tại vì khi cây bị rữa nghĩa là tình trạng nhiễm độc hồ đã xảy ra trên nhiềi cây khác nhau, cây nào yếu quy tiên sớm, cây khỏe hơn đi muộn hơn, nên sau khi xử lý cây vẫn rửa lai rai trong vài tháng kế tiếp, quá chan nản nên chủ lật hồ luôn. Tuy nhiên, các cây nhiễm độc này đem qua hồ mới thì vẫn bị tiếp cho đến khi hết ngộ độc nó phát triển. Và vô tình lúc chuyển hồ cũng là lúc cây hồi phục nên cái hồ đã khổ lại càng thêm khốn bị cho là nguyên nhân chính làm cây hư và bị xử tử một cách oan ức.
Tóm lại : với một người ko có tgian thay nước, dùng cá, tép, ốc vệ sinh hồ, hệ thống lọc tệ cùng với quá nhiều cây trong hồ thì trung bình 3,4 tháng hồ của mình bị tình trạng này, và chưa bao giờ lật hồ vì bọn này. Chỉ vệ sinh sạch và dùng thêm Erythromycin mà thôi.


Nguyễn Tuấn Tú: Tảo nhớt cứ dùng erythomycil thôi kèm với sủi oxy là đc, muốn thuốc có tác dụng thì ngừng thay nc 8-10 hôm có thể lâu hơn như 15 hôm. Ko cần lật nền.
Tảo nhớt đa số do co2 cao oxy thấp mà sinh ra, khiến vi sinh nền chết 1 số nơi bị bí mà từ dưới đó chui lên, tăng oxy tốt là giải quyết đc.
Phạm Văn Vinh: nhưng bị nhiều quá thì lật, mà biểu hiện vi sinh nền có vấn đề nên phải cẩn thận không độc tăng cao chút, kết hợp bắn nhiều co2, oxy ít hoặc lọc có vấn đề là cây hay bay ngọn bay lá, nặng hơn thì thối hết cả thân
Nguyễn Tuấn Tú: ko cảm thấy phiền cứ để oxy 24/24 giảm thiểu rất nhiều rủi ro.
Phạm Văn Vinh: sợ lúc mất điện chẳng hạn, hoặc khi lọc bẩn quá mang ra vệ sinh. Còn mỗi vi sinh nền nó không tải được ấy anh ạ
Nguyễn Tuấn Tú: nếu lót 1 lớp vừa đủ ở nền thì lọc chẳng đáng quan tâm mấy
Phạm Văn Vinh: vâng nhưng không lót hoặc lót nhưng bị bít kín nó mọc nhiều tảo nhớt này thì mới lo
Nguyễn Tuấn Tú: nếu có lót thì tảo nhớt xanh rất khó bịt kín cả nền, chỉ 1 số điểm thôi và phát triển cũng chậm Chạp. Đa số là do tảo nâu sanh trc tại nơi đó dầy làm tắc nghẽn. Thường thấy ở những mặt kính tiếp giáp với phân, do nơi đó chúng ta ko lót để giữ mỹ quan.

Nguồn: https://www.facebook.com/…

Để lại bình luận