BOUaqua.com

Hồ thủy sinh 300L bố cục rừng

Một hồ khá cũ của thành viên Daydream – diễn đàn Aquariumlife với bố cục rừng tưởng chừng như lộn xộn mà lại có được những nét tự nhiên rất đắt. Tác phẩm có thể chưa được hoàn hảo những vẫn đáng để chúng ta cùng thưởng thức và học hỏi, hãy xem tác giả đã làm những gì với bố cục hồ thủy sinh này.

Kích thước 90x60x60(cm) – 324L
Ánh sáng 1 x Twin T8
1 x Dymax Quad T5
Lọc Eheim 2215
Danh sách cây 1. Hemianthus Callitrichoides
2. Utricularia Graminifolia
3. Eleocharis Sp “Japan”
4. eleocharis parvula
5. Eriocaulon Cinerum
6. Glossostigma Elatinoides
7. Pogostemon Helferi
8. Staurogyne sp “Tropica”
9. Lilaeopsis Brisbanica
10. Anubias Nana
11. Anubias Lancelot
12. Proserpinica palustris
13. hygrophila balsamica
14. Helanthium Tenellum
15. Blyxa Japonica
16. Syngonanthus sp ‘Belem’
17. Rotala sp. Green
18. Rotala wallichii
19. Rotala Vietnam
20. Rotala Colorata
21. Rotala Rotundifolia
22. Ludwigia Arcuata cross Repens
23. Crypt willisii
24. Crypt “Petchii”
25. Crypt wendtii ‘red’
26. Crypt spiralis
27. Crypt balansae
28. US Fissidens
29. Flame Moss
30. Sydney Fissidens
31. Willow Moss
32. Peacock Moss
33. Needle Leaf Java Fern
34. Windelove Fern
sắp xếp đá và lũa hồ thủy sinh
Hoàn thiện phần khung với đá và lũa

Cũng như những bố cục rừng khác, nguyên liệu chính là gỗ lũa với nhiều hình dáng khác nhau nhưng chúng đều diễn tả hình tượng những thân cây, gốc cây trong rừng. Nếu chỉ nhìn bố cục thô này có lẽ chúng ta chưa đoán được ý đồ bố cục của tác giả, tất cả còn rất mờ nhạt, các chi tiết chưa được chăm chút kỹ lưỡng. Tuy nhiên với bố cục rừng rậm thì đá lũa chỉ là phần khung của bố cục mà thôi, chúng không chứa các chi tiết mà tác giả muốn khoe với người xem trong tác phẩm của mình.

bắt đầu trồng cây vào hồ thủy sinh
Bắt đầu trồng những cây đầu tiên

Cây đã được trồng, chưa phải là tất cả, tác giả vẫn đang trong thời gian chờ cây trồng để bổ sung thêm vào hồ, tác phẩm vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên chúng ta đã có thể thấy phần nào sự phong phú của các loại cây trồng ở đây, chính điều đó làm nên giá trị của một bố cục rừng (xem thêm Đặc điểm hồ thủy sinh bố cục rừng). Ở vế phải của bố cục có một khúc lũa sáng màu, có vẻ không đồng nhất với các thân lũa còn lại nhưng như đã nói ở trên, đó không phải là vấn đề, cây trồng sẽ nhanh chóng che lấp khúc lũa.

rêu hại trong hồ thủy sinh
Tác phẩm đang dần hoàn thiện

Khu rừng đang bị rêu tảo hại tấn công, cây trồng đã phát triển và che lấp phần lớn bộ lũa. Có thể nhiều người sẽ cảm thấy tiếc nuối những chi tiết lũa đẹp nhưng không nên vì thế mà chúng ta đi chệch những ý định ban đầu về bố cục. Một khu rừng nhập tràn sức sống không thể trơ ra quá nhiều những thân cây.

bây thủy sinh phát triển tốt
Khu rừng đang dần hình thành bởi cỏ cây

Hồ đã phát triển hơn, sự lộn xộn ở vị trí cây trồng đang dần tạo nên sự hoang dại theo đúng bản chất của rừng. Khu rừng của chúng ta đã có những thân cây lớn im lìm, trầm tĩnh ở góc phải; những thân cây gầy, khẳng khiu hơn đang chết dần mòn ở góc trái; rồi cả những nhánh cây đã gục ngã ngả ra tiền cảnh. Đó là bức tranh sinh động của thiên nhiên.

hồ thủy sinh bố cục rừng
Tác phẩm hoàn thiện rất tự nhiên và sinh động

Tác phẩm hoàn thành, vấn đề rêu hại đã được xử lý, tuy chưa triệt để nhưng đã mang lại cho khu rừng một diện mạo mới. Một chút hồng giúp màu sắc bớt nhàm chán và định hình được giới hạn của khu rừng. Cho đến lúc này thì hình ảnh khu rừng được coi là cảnh trên cạn hay dưới nước là tùy vào cảm nhận của người xem.

Nguồn: http://www.aquariumlife.com.au/…

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại bình luận